Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 29/4 đã bất ngờ tăng các lãi suất chủ chốt thêm 1%, trong đó lãi suất tái cấp vốn là 14%/năm. Theo TS. Nguyễn Minh Phong thuộc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, đây là việc cần thiết, nhưng chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn.
Với lý do kiềm chế lạm phát đang ở mức cao, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Đây là một trong những giải pháp cần thiết, nằm trong nhóm giải pháp và tiền tệ tín dụng theo hướng thắt chặt. Bởi khi thực hiện chính sách thắt chặt tài chính - tiền tệ, có một số nguyên tắc: Một là, giảm hạn mức tín dụng, giảm quy mô huy động và cho vay. Hai là, tăng dự trữ bắt buộc. Ba là, tăng lãi suất, bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất tái cấp vốn.
Như vậy, việc nâng lãi suất tái cấp vốn sẽ giúp NHNN kiểm soát được khối lượng tín dụng tung ra thị trường. Hiện ngân hàng thương mại (NHTM) đang khó huy động vốn. Nếu NHNN để tỷ lệ tái cấp vốn cho các NHTM ở mức thấp sẽ tạo ra nhu cầu lớn, làm tăng lượng tín dụng ra thị trường.
Điều này đi ngược lại Nghị quyết 11, do đó, điều chỉnh lãi suất là việc cần thiết phải làm. Mặt khác, tăng tỷ lệ tái cấp vốn còn giúp giảm thiểu hiện tượng buôn bán vốn trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất tái cấp vốn chỉ nên làm trong ngắn hạn để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tiền tệ thật nhanh. Sau đó phải hạ xuống để phục vụ mục tiêu hạ lãi suất cho vay, từ đó giúp doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn hiện nay.
Đối tượng nào sẽ chịu tác động mạnh nhất từ tăng lãi suất tái cấp vốn, thưa ông?
Chắc chắn khi NHNN điều chỉnh tỷ lệ tái tài trợ, đối tượng hưởng lợi là DN. Nhưng nếu xét theo nghĩa nâng lãi suất lên, người thiệt hại cũng chính là DN. Ở đây, ngân hàng chỉ là trung gian. Họ nhận lượng vốn tái cấp, cộng thêm chi phí rồi cho DN vay.
Trước đây, khi lãi suất thấp, dòng vốn từ NHNN tái cấp cho các NHTM, rồi NHTM dùng vốn tái cấp mua trái phiếu chính phủ hoặc cho ngân hàng khác vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất. Loanh quanh như vậy, nguồn vốn không đến được DN, lãi suất trên thị trường không hạ, Nhà nước và DN cùng chịu thiệt.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 là 3,32%, mức cao nhất từ đầu năm đến nay và trong ba năm gần đây. Theo ông, con số này phản ánh điều gì?
Cao nhưng không bất ngờ. Trong Nghị quyết 11, Chính phủ đã lường định rõ, áp lực lạm phát năm nay rất lớn. Tuy nhiên, mức cao của nó đã vượt khỏi dự đoán.
Điều này cho thấy, nếu tính theo bốn tháng, tính theo cùng kỳ hay với bất cứ kiểu tính nào khác, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% đã bị phá vỡ một cách tuyệt đối. Mọi người phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng lạm phát hai con số, dao động từ 13 - 17%, nhiều ý kiến chốt ở mức 15%.
Đây sẽ là một trong những áp lực để Chính phủ thực hiện các chính sách an sinh xã hội cao hơn và các DN cũng cần tính đến trong sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”, theo ông, giải pháp nào sẽ giúp DN bớt khó khăn?
Chính phủ đặt mục tiêu năm nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Vì vậy, ít nhất trong năm nay, cả Chính phủ lẫn DN đều phải chấp nhận giảm bớt đầu tư, kinh doanh để giữ được sự ổn định về mặt tiền tệ theo nghĩa kiểm soát lạm phát tiền tệ. Như vậy, tình hình khó khăn sẽ không chỉ kéo dài trong ngày một ngày hai.
Theo tôi, các DN trước hết phải nhận thức đúng tình hình, xem xét lại kế hoạch kinh doanh để đảm bảo áp lực vốn không bị quá mức. Thứ hai, tìm kiếm các nguồn vốn thay thế an toàn hơn. Thứ ba, cần có điều chỉnh trong hợp đồng, kể cả vay vốn, đầu tư với mức lãi suất đủ cao (hiện trên 20%), từ đó đảm bảo lợi nhuận, tránh rủi ro bất ngờ do lợi nhuận giảm sút. Cuối cùng là tái cấu trúc DN, nâng cao khả năng quản trị, giảm thiểu chi phí...
Xin cảm ơn ông!
(Doanh Nhân Sài Gòn)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.